Bà bầu bị viêm nang lông vùng kín có ảnh hưởng đến thai nhi?
Bà bầu bị viêm nang lông vùng kín là tình trạng khá phổ biến trong thai kỳ. Tình trạng này gây ngứa ngáy, đau rát, nổi mẩn đỏ khó chịu và khiến mẹ bầu lo lắng, bất an vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách, viêm nang lông có thể trở nên nghiêm trọng hơn, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm. Trong bài viết này, LG Clinic sẽ giúp mẹ bầu hiểu rõ nguyên nhân, đồng thời hướng dẫn cách khắc phục an toàn, hiệu quả để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé.
Dấu hiệu nhận biết viêm nang lông vùng kín khi mang thai
Khi bị viêm nang lông vùng kín, vùng da “cô bé” có thể xuất hiện những nốt tương tự như bị mụn nhọt, thường tập trung ở môi âm hộ, đùi, môi bé môi lớn, gò mu,…của phụ nữ. Để nhận biết rõ viêm nang lông ở phụ nữ mang thai, bạn có thể tham khảo những biểu hiện và triệu chứng dưới đây:
- Da vùng kín bị đau rát, ngứa ngáy.
- Các nhóm mụn nhỏ màu đỏ hoặc mụn đầu trắng mọc xung quanh gốc sợi lông ở vùng kín. Đây cũng là điểm khác biệt giữa mụn nhọt và viêm nang lông. Vì mụn nhọt thường không có sợi lông.
- Tại nốt mụn có các vết, khối sưng lớn.
- Mụn nước có thể vỡ ra và đóng vảy trên bề mặt da.
- Sưng và viêm đỏ vùng da xung quanh nang lông.

Nếu phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ viêm nang lông vùng kín khi mang thai, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, tránh tự ý xử lý tại nhà để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Bà bầu bị viêm nang lông vùng kín do đâu?
Khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố khiến nồng độ hormone có biến động và hệ miễn dịch suy giảm nhẹ có thể khiến làm tăng nguy cơ viêm nhiễm ở phụ nữ, bao gồm cả viêm nang lông. Ngoài ra, tình trạng viêm nang lông ở bà bầu còn xuất phát từ một số nguyên nhân khác như:
- Vi khuẩn tụ cầu khuẩn Staphylococcus aureus, virus hoặc nấm gây ra viêm nang lông.
- Nang lông bị tắc nghẽn bởi tế bào chết và mồ hôi tích tục, khiến lông mọc ngược sau đó sưng viêm.
- Cạo, nhổ hoặc waxing lông vùng kín không đúng cách có thể gây tổn thương nang lông, dẫn đến viêm nhiễm hoặc lông mọc ngược.
- Vệ sinh vùng kín không đúng cách, không sạch sẽ hoặc thụt rửa sâu vào âm đạo gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nang lông.
- Mặc quần lót hoặc quần quá chật, bó sát, ẩm ướt có thể gây cọ xát, kích ứng da, tạo điều kiện gây viêm nang lông.
- Bồn nước nóng không đảm bảo vệ sinh, tạo điều kiện cho vi khuẩn tồn tại, xâm nhập vào nang lông, gây viêm nhiễm.

Bà bầu bị viêm nang lông vùng kín có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa sản, viêm nang lông vùng kín ở bà bầu thường không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Đây là tình trạng viêm nhiễm da tại chỗ, hiếm khi gây ra biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, viêm nang lông có thể gây ra một số vấn đề khó chịu như ngứa ngáy, đau rát vùng kín, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng. Trong những trường hợp nặng, viêm nang lông có thể lan rộng hoặc phát triển thành nhọt, áp xe. Nếu nhiễm trùng không được kiểm soát, vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu, làm tăng nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Vì vậy, khi phát hiện vùng kín bị viêm nang lông, phụ nữ mang thai nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị phù hợp. Việc điều trị sớm và chăm sóc đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa biến chứng, bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ.
Có thể bạn quan tâm: Triệt lông bikini nam giới an toàn và hiệu quả
Bà bầu bị viêm nang lông vùng kín có tự khỏi được không?
Trong một số trường hợp, phụ nữ mang thai bị viêm nang lông vùng kín ở mức độ nhẹ, chỉ vài nốt mụn nhỏ và không gây khó chịu, có thể tự khỏi sau khi sinh em bé mà không cần điều trị. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều trường hợp viêm nang lông kéo dài triền miên, không có dấu hiệu giảm đi tự nhiên khi chưa can thiệp điều trị kịp thời và đúng cách.
Mặc dù, tình trạng viêm nang lông được các bác sĩ đánh giá là bệnh lý lành tính, nhưng phụ nữ mang thai không nên xem thường và chủ quan. Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu viêm nang lông vùng kín, bà bầu nên đến ngay bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán, điều trị kịp thời, nhằm tránh để bệnh tiến triển, tăng nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng và để lại sẹo sau điều trị.

Cách điều trị viêm nang lông vùng kín an toàn cho bà bầu tại nhà
Khi bị viêm nang lông vùng kín, ngoài thăm khám bác sĩ để khắc phục kịp thời, bạn có thể chăm sóc và hỗ trợ điều trị viêm nang lông tại nhà tạm thời theo những cách dưới đây để giảm các triệu chứng.
Vệ sinh da bằng dung dịch dịu nhẹ
Giữ vùng kín sạch sẽ và khô thoáng là điều quan trọng mà phụ nữ mang thai nên ghi nhớ. Các chị em phụ nữ có thể vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng nước ấm và dung dịch vệ sinh phụ nữ dịu nhẹ, không mùi, có độ PH phù hợp. Sau khi đã vệ sinh “cô bé” xong, có thể dùng khăn bông mềm sạch thấm khô nhẹ nhàng vùng kín, tránh chà xát mạnh khi vệ sinh.
Chườm mát
Để giảm kích ứng, giảm sưng đỏ, giảm đau và xoa dịu ngứa rát vùng kín, phụ nữ mang thai nên chườm mát vùng kín. Có thể áp dụng theo hướng dẫn sau đây:
- Bước 1: sử dụng khăn sạch nhúng nước.
- Bước 2: Cho khăn vào ngăn đông tủ lạnh và giữ khoảng 5 phút để khăn lạnh. Nên đảm bảo khăn được đặt tại vị trí sạch sẽ, không dính thực phẩm đông lạnh.
- Bước 3: Lấy khăn lạnh và chườm nhẹ lên vùng da bikini bị viêm trong vài phút.
- Có thể chườm mát 2 lần/ngày để giảm kích ứng, xoa dịu da.

Sử dụng mật ong
Mật ong là nguyên liệu thiên nhiên có chứa nhiều thành phần chất chống oxy hóa, Vitamin E, B và các acid amin,… có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, làm dịu da và giảm ngứa rất tốt. Bên cạnh đó, mật ong còn giúp phục hồi lớp màng lipid để bảo vệ da, chống lại vi khuẩn, ngăn ngừa thâm sẹo. Do đó, bạn có thể sử dụng mật ong để hỗ trợ giảm viêm nang lông vùng kín ở bà bầu.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị mật ong nguyên chất.
- Bước 2: Vệ sinh vùng kín bà bầu bằng nước ấm và dung dịch vệ sinh phụ nữ dịu nhẹ, thấm khô nhẹ nhàng bằng khăn sạch.
- Bước 3: Lấy một lượng nhỏ mật ong nguyên chất thoa một lớp mỏng lên vùng da bị viêm nang lông và giữ trên da khoảng 10 phút.
- Bước 4: Rửa sạch lại vùng kín bằng nước ấm.

Sử dụng dầu dừa
Hàm lượng Vitamin E cùng một số dưỡng chất khác trong dầu dừa có thể xoa dịu làn da, giảm ngứa, cấp ẩm, kháng khuẩn và chống viêm rất tốt. Bên cạnh đó, thành phần acid lauric trong dầu dừa còn có khả năng làm suy yếu hoạt động của nấm men Candida albicans và tụ cầu vàng Staphylococcus (tác nhân gây viêm nang lông). Vì vậy, mẹ bầu có thể áp dụng phương pháp trị viêm nang lông vùng kín bằng dầu dừa như một cách hỗ trợ tạm thời, an toàn và hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Vệ sinh nhẹ nhàng vùng kín bằng nước ấm và dung dịch vệ sinh phụ nữ dịu nhẹ, không mùi. Sau đó thấm khô hoàn toàn bằng khăn mềm sạch.
- Bước 2: Lấy một lượng nhỏ dầu dừa nguyên chất ra lòng bàn tay, xoa nhẹ cho ấm lên, thoa dầu dừa lên vùng da bị viêm nang lông và massage nhẹ nhàng trong khoảng 5-10 phút để dầu thẩm thấu.
- Bước 3: Rửa sạch da vùng kín bằng nước ấm sau khi massage.
Cách này có thể thực hiện 1-2 lần mỗi ngày.

Khi nào bà bầu bị viêm nang lông vùng kín nên thăm khám bác sĩ?
Khi nhận thấy một số trường hợp dưới đây thì mẹ bầu nên đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, điều trị kịp thời:
- Vùng kín xuất hiện mụn mủ lớn, đau nhức tăng dần, sưng tấy lan rộng. Đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng nặng, dễ lan rộng sang vùng khác.
- Mụn có mủ vỡ ra, kèm theo dịch màu vàng hoặc xanh, có mùi hôi. Dấu hiệu này cho thấy mụn đã viêm nhiễm nghiêm trọng, cần xử lý kịp thời để tránh lây lan và nhiễm trùng nặng.
- Có dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân bao gồm: sốt, ớn lạnh, mệt mỏi toàn thân kèm theo các triệu chứng vùng kín tại chỗ. Khi có những dấu hiệu này cần can thiệp điều trị ngay tại bệnh viện.
- Các nốt viêm xuất hiện thành cụm, có mủ hình thành dưới da, có đường hầm hoặc lan nhanh. Đay là dấu hiệu áp xe da, nhiễm trùng nặng.
- Tình trạng viêm nang lông tái phát thường xuyên, viêm không cải thiện sau 3-5 ngày chăm sóc tại nhà, hãy đến ngay bệnh viện để được bác sĩ khám, chữa bệnh. Ở những trường hợp này, bác sĩ có thể cho dùng thuốc chuyên biệt để tránh nguy cơ biến chứng.

Một số câu hỏi thường gặp khi bà bầu bị viêm nang lông vùng kín
1. Có nên cạo lông khi bị viêm nang lông vùng kín trong thai kỳ không?
Để điều trị viêm nang lông vùng kín hiệu quả, lông vùng kín cần được cạo sạch, nhưng cần thực hiện cẩn thận và đúng cách. Để đảm bảo an toàn, phụ nữ mang thai hãy đến bệnh viện uy tín để được bác sĩ tư vấn, cạo lông sạch và điều trị tình trạng viêm nang lông kịp thời, đúng cách.
2. Bà bầu bị viêm nang lông vùng kín có nên bôi thuốc để điều trị?
Khi bà bầu bị viêm nang lông vùng kín, việc có nên bôi thuốc để điều trị hay không cần có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Phụ nữ mang thai không nên tự ý mua và bôi thuốc trị viêm nang lông, để tránh nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi.
3. Bà bầu bị viêm nang lông vùng kín có nên triệt lông bằng laser?
Bà bầu bị viêm nang lông vùng kín không nên triệt lông bằng laser trong thai kỳ vì tia laser có thể ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm và chưa có đủ nghiên cứu chứng minh độ an toàn tuyệt đối cho thai nhi. Tuy nhiên, sau khi sinh, mẹ bầu nên cân nhắc triệt lông vĩnh viễn bằng laser để giảm nguy cơ viêm nang lông tái phát trong những lần mang thai sau, đồng thời duy trì vùng da sạch sẽ, khỏe mạnh.
Xem thêm: Có bầu triệt lông bikini được không?
Với những thông tin chia sẻ về vấn đề bà bầu bị viêm nang lông vùng kín, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu rõ hơn về những dấu hiệu và cách khắc phục tình trạng này. Đừng chủ quan khi phát hiện tình trạng này, hãy áp dụng cách điều trị tạm thời đã được gợi ý trên và đến ngay bệnh viện uy tín để được bác sĩ chẩn đoán, điều trị kịp thời, đúng cách.
Xem thêm:
- Tìm hiểu chi tiết dịch vụ và giá triệt lông vùng bikini ngay tại đây!
- Đối tượng nào nên triệt lông vùng kín và không nên triệt?
- Địa chỉ triệt lông vùng kín uy tín tại TP HCM
- Triệt lông vĩnh viễn giá bao nhiêu?
- Các phương pháp loại triệt bikini phổ biến
Nguồn tham khảo
Tổng hợp
Đặt Lịch Ngay