Chat messenger Vòng quay thu nhỏ Vòng quay thu nhỏ Vòng quay thu nhỏ Vòng quay thu nhỏ Vòng quay thu nhỏ Vòng quay thu nhỏ

Xăm môi bị nhiễm trùng bôi thuốc gì để khắc phục?

Xăm môi bị nhiễm trùng bôi thuốc gì

Môi bị nhiễm trùng sau khi phun môi là dấu hiệu cho thấy phun môi không thành công không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn ảnh hưởng tính thẩm mỹ của môi sau phun. Tuy nhiên các chị em đừng quá lo lắng vì tình trạng này có thể khắc phục bằng thuốc. Vậy xăm môi bị nhiễm trùng bôi thuốc gì để khắc phục nhanh chóng và hiệu quả tình trạng này. Câu trả lời sẽ được Viện thẩm mỹ LG Clinic giải đáp tại bài viết này.

Xăm môi bị nhiễm trùng bôi thuốc gì để nhanh khỏi nhất?

Xăm môi là phương pháp giúp khắc phục đôi môi thâm xỉn màu, thâm đen bằng cách sử dụng thiết bị chuyên dụng đưa mực vào tầng thượng bì của môi. Tuy nhiên, kỹ thuật phun xăm môi cần được thực hiện bởi chuyên viên có tay nghề giỏi; sử dụng mực xăm môi chất lượng, dụng cụ luôn đảm bảo vô trùng 100%; đồng thời chăm sóc môi cẩn thận sau khi phun xăm….Nếu không đảm bảo những điều kiện này, môi sau khi xăm có thể bị nhiễm trùng, đi kèm các dấu hiệu như: môi sưng nề, mưng mủ, nổi mụn nước, thậm chí chảy máu kéo dài.

Xăm môi bị nhiễm trùng
Xăm môi tại cơ sở kém chất lượng, chuyên viên tay nghề kém, dụng cụ phun môi chưa được khử khuẩn khiến môi bị nhiễm trùng

Để khắc phục tình trạng này, các bác sĩ thường chỉ định sử dụng một số loại thuốc để điều trị nhiễm trùng môi sau xăm như: thuốc Acyclovir; nano bạc; Benzosali,…Chi tiết như sau:

Thuốc Acyclovir

Nếu bác sĩ thăm khám và xác định được nguyên nhân môi bị nhiễm trùng do virus herpes gây ra, thì có thể họ sẽ kê đơn thuốc kháng virus như Acyclovir. Đây là loại thuốc có thể giúp cho những vết loét, rộp xung quanh miệng phục hồi nhanh hơn, tránh tình trạng lan rộng, đồng thời Acyclovir còn giúp giảm ngứa và đau.

Thuốc Acyclovir
Thuốc Acyclovir là loại thuốc bác sĩ thường chỉ định khi môi bị nhiễm trùng, mụn nước

Tuy nhiên, khi sử dụng loại thuốc Acyclovir bạn cần chú ý:

  • Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Thời điểm tốt nhất để bôi thuốc là ngay sau khi phát hiện phun môi bị nhiễm trùng, nổi mụn nước.
  • Không thoa thuốc lên phần niêm mạc bên trong vùng miệng, không để thuốc dính vào mắt, nếu lỡ dính cần rửa ngay với nước sạch và nước nhỏ mắt.

Nano Bạc

Nano Bạc là một hoạt chất có tác dụng chính là kháng khuẩn, giảm viêm, tái tạo da, mờ thâm sẹo và vệ sinh vùng môi bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó, loại thuốc bôi này còn ngăn ngừa virus xâm nhập, tránh gây loét, mưng mủ. Môi sau khi bôi Nano Bạc sẽ nhanh chóng hồi phục, mịn màng, căng mướt hơn.

Thuốc Tetracycline 

Thuốc viên Tetracycline
Tetracycline có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, giảm viêm môi

Tetracycline là một loại thuốc kháng sinh có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, làm thuyên giảm tình trạng nhiễm trùng môi do vi khuẩn gây ra sau phun xăm. Tuy nhiên, khi sử dụng loại thuốc này cần chỉ định của bác sĩ hoặc chuyên gia phun xăm giàu kinh nghiệm. Bởi nếu không sử dụng đúng cách có thể dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn.

Thuốc Benzosali

Benzosali là một loại thuốc mỡ bôi da có chứa 2 thành phần chính là Acid Benzoic và Acid salicylic, được sử dụng để điều trị các bệnh da liễu như: nấm, viêm da tiết bã, vảy nến, nổi mẩn, mụn nước,… Thuốc có tác dụng kháng nấm và làm bong tróc lớp sừng. Bên cạnh đó, trong trường hợp môi bị nhiễm trùng sau phun thì thuốc Benzosali có thể giúp môi giảm đau rát, làm thuyên giảm cơn ngứa ngáy cho người bệnh.

Tất cả các loại thuốc trên được liệt kê theo “tính thường xuyên” mà bác sĩ chỉ định cho khách hàng sử dụng khi gặp tình trạng nhiễm trùng môi sau phun xăm. Khi sử dụng các loại thuốc này bạn cần sự đồng ý của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

Cách chăm sóc môi khi xăm môi bị nhiễm trùng

Ngoài sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì khi môi bị nhiễm trùng sau phun xăm, bạn nên chú ý và áp dụng một số cách dưới đây:

  • Vệ sinh môi nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý, sau đó dùng khăn giấy mềm thấm khô môi hoàn toàn, tránh để môi tiếp xúc với nước trong thời gian dài.
  • Sử dụng túi chườm lạnh để chườm nhẹ nhàng lên môi trong khoảng 10-15 phút mỗi lần, vài lần trong ngày. Điều này giúp giảm sưng đau và viêm nhiễm.
  • Nên uống nước thật nhiều để thanh lọc, thúc đẩy quá trình phục hồi da.
  • Bổ sung thực phẩm giàu Vitamin C như cam, quýt, bưởi, kiwi, ổi, ớt chuông, các loại hạt,..để tăng cường sức đề kháng cho da chống lại các bệnh lý, thúc đẩy quá trình lành vết thương.
  • Hạn chế ăn đồ nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, hải sản, thực phẩm dễ gây dị ứng.
  • Hạn chế tối đa việc chạm tay vào môi để tránh lây lan vi khuẩn.
  • Khi ra ngoài, hãy đeo khẩu trang để bảo vệ môi khỏi bụi bẩn và vi khuẩn.
  • Không được dùng bất kỳ loại mỹ phẩm nào lên môi cho đến khi môi lành hẳn.

Nếu tình trạng nhiễm trùng không cải thiện sau vài ngày áp dụng những điều trị thì nên đến ngay cơ sở uy tín để được bác sĩ thăm khám, điều trị kịp thời.

Qua bài viết này, LG Clinic tin chắc rằng bạn đọc đã giải đáp được cho thắc mắc xăm môi bị nhiễm trùng bôi thuốc gì và bỏ túi thêm cho mình một số thông tin quan trọng để làm thuyên giảm tình trạng môi nhiễm trùng hiệu quả, an toàn. Mong rằng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích!

5/5 - (134 bình chọn)
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận