Sử dụng thuốc ủ tê khi phun xăm môi là một bước vô cùng quan trọng, có tác dụng chính là giảm đau trong quá trình phun xăm môi cho khách hàng. Tuy nhiên, nhiều thông tin đồn thổi rằng bôi thuốc ủ tê khi xăm môi có thể dị ứng, ngộ độc, ảnh hưởng đến sức khỏe. Điều này khiến nhiều chị em phụ nữ lo lắng thuốc ủ tê xăm môi có hại không? Câu trả lời sẽ được LG Clinic giải đáp chi tiết tại bài viết này!
Thành phần của thuốc ủ tê môi
Thông thường, trong thuốc ủ tê môi sẽ chứa một số thành phần giúp giảm đau và làm tê môi như:
- Lidocaine: Thành phần này có tác dụng gây tê cục bộ khá mạnh mẽ, làm giảm cảm giác đau trong quá trình phun môi, bằng cách kìm hãm các dây thần kinh truyền tín hiệu đến não. Công dụng này có thể kéo dài trong khoảng 60-90 phút.
- Prilocaine: Hoạt chất này có tác dụng tương tự Lidocaine, nhưng khi kết hợp cả 2 thành phần thì khả năng ức chế các tín hiệu đau đớn đến các dây thần kinh, tăng hiệu quả gây tê vượt trội hơn.
- Một số hoạt chất khác: Trong thuốc ủ tê môi còn chứa một số thành phần khác như Benzocaine, Tetracaine,…hỗ trợ giảm đau hiệu quả cao hơn.
Ngoài ra trong thuốc còn chứa một số chất như chất bảo quản, chất làm đặc, chất nhũ hóa.

Nhờ những thành phần này nên quá trình phun môi các khách hàng sẽ luôn được thư giãn, thoải mái, không bị đau. Sau khi phân tích về các thành phần của thuốc ủ tê môi chúng ta có thể thấy loại thuốc này đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phun xăm môi.
Thuốc ủ tê xăm môi có hại không?
Trên thực tế, việc sử dụng thuốc ủ tê khi xăm là bước không thể thiếu trong quy trình phun xăm môi, bởi tác động qua lại của thiết bị phun xăm có thể tạo ra các vi tổn thương trên da môi.
Nếu không ủ tê, người sử dụng dịch vụ có thể sẽ cảm thấy đau đớn và khó chịu trong quá trình phun xăm. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc ủ tê không đúng cách có thể gây hại cho môi. Cụ thể, một số tác hại tiềm ẩn khi sử dụng thuốc ủ tê sai cách như: cháy tê, mao mạch co quá mức, môi xăm bị thâm, môi lên màu không đẹp,…

- Cháy tê: Tình trạng phun môi bị cháy tê thường xảy ra khi cơ sở phun xăm sử dụng thuốc ủ tê quá liều hoặc giữ trên môi quá lâu. Điều này có thể gây tê cứng môi, tạo ra cảm giác khó chịu, thậm chí là cháy tê môi. Tình trạng này có thể khiến lớp da môi bị rách, làm mực phun xâm nhập vào môi và tập trung vùng bị rách, phân bổ mực không đều, dễ gây ra tình trạng loang lổ, không đều màu môi.
- Mao mạch bị co quá mức: Vasoconstrictors là một chất gây co mạch có trong thuốc ủ tê có tác dụng hạn chế máu chảy, tiết dịch môi trong quá trình phun xăm môi. Nếu sử dụng thuốc ủ tê quá liều, sẽ dẫn đến tình trạng mao mạch bị co quá mức có thể khiến máu tích tụ, cản trở quá trình máu lưu thông. Điều này có thể gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, môi tổn thương và lâu phục hồi hơn.
- Môi bị thâm: Do quá trình lưu thông máu bị cản trở, máu tích tụ , làm cho môi bị thâm, xỉn màu, vùng đậm vùng nhạt, nền môi tối màu, môi không lên màu mong muốn.
- Dị ứng: Một số trường hợp bị dị ứng với thành phần trong thuốc ủ tê nhưng không biết, dẫn đến tình trạng môi bị sưng tấy, ngứa ngáy sau phun.
- Ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe: Việc sử dụng thuốc ủ tê không rõ nguồn gốc, hoặc không đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
Sau khi điểm qua những phân tích nêu trên, chúng ta có thể kết luận thuốc ủ tê chỉ gây hại cho môi và sức khỏe nếu sử dụng quá liều, không đúng cách hoặc dùng thuốc ủ tê không đảm bảo chất lượng. Do đó, để đảm bảo an toàn khi phun xăm môi bạn nên tìm đến những cơ sở uy tín để sử dụng dịch vụ này.
Có nên ủ tê khi xăm môi không?
Như bạn đã biết, việc sử dụng thuốc ủ tê khi xăm môi là cần thiết. Bởi khi sử dụng đúng cách thuốc ủ tê có thể giúp giảm thiểu cảm giác đau đớn, khó chịu trong quá trình xăm, đặc biệt đối với những người có chịu đau thấp. Bên cạnh đó, ủ tê còn giúp hạn chế phản ứng co rút tự nhiên của môi giúp kỹ thuật phun môi thực hiện dễ dàng hơn. Và đặc biệt, sử dụng thuốc ủ tê môi còn nhằm mục đích lớn hơn là giúp khách hàng thư giãn, thoải mái trong quá trình phun xăm.
Do đó, chúng ta vẫn nên sử dụng thuốc ủ tê khi xăm môi. Nếu bạn lo lắng về những tác dụng phụ mà thuốc ủ tê gây ra thì nên chọn lựa chọn những địa chỉ phun môi uy tín để sử dụng dịch vụ phun xăm môi, đảm bảo họ sẽ sử dụng cho bạn thuốc tê phù hợp, chất lượng và liều lượng an toàn.

Phun môi bao lâu thì hết thuốc tê?
Thông thường, thuốc ủ tê sẽ hết tác dụng sau khi phun môi xong, thời gian cụ thể có thể rơi vào khoảng 15 – 30 phút đối với các loại thuốc tê dạng bôi, còn đối với thuốc tê dạng tiêm có thể kéo dài từ 1-2 tiếng.
Tuy nhiên, khoảng thời gian này vẫn chưa thật sự chính xác vì thời gian thuốc tê hết tác dụng sẽ phụ thuộc vào những yếu tố như: loại thuốc tê sử dụng, liều lượng thuốc tê, cơ địa mỗi người và kỹ thuật phun môi.
Nhìn chung, thời gian thuốc tê hết tác dụng không quá dài, không ảnh hưởng đến chức năng của môi sau phun môi.
Qua những thông tin giải đáp về thuốc ủ tê xăm môi có hại không, chúng ta có thể thấy thuốc ủ tê không hề gây hại nếu như sử dụng loại thuốc chất lượng, đúng liều lượng và đúng cách. Đồng thời, để đảm bảo an toàn khi phun môi bạn nên tìm kiếm cho mình cơ sở làm đẹp phù hợp, chất lượng, uy tín, có chuyên gia phun xăm giỏi.