Phun môi là một phương pháp làm đẹp phổ biến, giúp chị em sở hữu đôi môi tươi tắn, quyến rũ mà không cần tốn nhiều thời gian trang điểm hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều người lo lắng rằng việc phun môi nhiều lần có thể gây ra những tác động không mong muốn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem phun môi nhiều lần có sao không, những ảnh hưởng có thể gặp phải và cách chăm sóc môi sau phun để đảm bảo an toàn và duy trì vẻ đẹp lâu dài.
Phun môi nhiều lần có sao không?
Khá nhiều chị em thắc mắc về vấn đề phun môi nhiều lần có sao không. Theo các chuyên gia thẩm mỹ, việc phun xăm môi nhiều lần trong một khoảng thời gian quá ngắn là hoàn toàn không nên.
Thậm chí, quá trình phun xăm có thể gây ra những tác động tiêu cực cho da môi và làm giảm khả năng hấp thụ mực. Quá trình phun môi lặp đi lặp lại có thể khiến da môi trở nên cứng nhắc và mất đi tính linh hoạt, dẫn đến việc không thể hấp thụ mực hiệu quả như ban đầu.
Ngoài ra, phun xăm môi quá nhiều lần còn gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng trong tương lai. Do đó, việc xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định phun xăm môi nhiều lần là rất quan trọng để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho đôi môi của bạn.
Nguy cơ gây nhiễm trùng da môi
Phun xăm môi liên tục đồng nghĩa với việc đôi môi phải liên tục chịu sự tác động của kim và gặp những tổn thương từ quá trình này. Điều này tăng nguy cơ bị nhiễm trùng và gây sưng viêm cho môi.
Mặc dù có thể một số người cho rằng những tổn thương do phun xăm gây ra là rất nhỏ, nhưng trên thực tế, tỷ lệ vi khuẩn xâm nhập qua môi là rất cao. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhiễm trùng da môi. Do đó, việc phun xăm môi nhiều lần cần được cân nhắc kỹ lưỡng và không nên thực hiện quá thường xuyên để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho đôi môi.
Da bị bào mỏng, dễ kích ứng với mực phun
Mỗi lần phun xăm, đôi môi phải trải qua quá trình bong vảy, hồi phục tổn thương để lên màu chuẩn. Khi lặp lại nhiều lần, lớp bảo vệ của môi sẽ dần mất đi, da môi cũng bị bào mòn, môi sẽ trở nên nhạy cảm và dễ bị kích ứng trước tác động từ môi trường bên ngoài như bụi bẩn, ánh nắng, vi khuẩn…
Nhiều trường hợp sau khi phun môi lần đầu không đạt được kết quả như mong muốn đã quyết định thực hiện phun xăm lại ngay. Việc này có thể tăng nguy cơ gây dị ứng do tiếp xúc với mực phun xăm quá nhiều, đặc biệt là khi mực đã được lưu trữ quá lâu hoặc không đảm bảo chất lượng.
Hấp thụ màu mực kém
Khi môi chưa phục hồi mà đã tiếp tục phun xăm, da môi sẽ trở nên rất yếu, không thể hấp thụ mực xăm hoàn toàn. Trong các trường hợp nhẹ, môi chỉ có thể lên màu nhạt hơn so với ban đầu, tuy nhiên trong các trường hợp nặng, môi có thể hoàn toàn không lên màu hoặc tạo ra những vùng màu loang lổ không đều.
Màu môi không tự nhiên
Thực tế đã chứng minh rằng việc phun xăm liên tục đã khiến đôi môi của nhiều chị em mất đi vẻ đẹp tự nhiên ban đầu, ngay cả khi quá trình này được thực hiện bằng kỹ thuật công nghệ hiện đại nhất. Đôi môi không chỉ lên màu loang lổ, hiện rõ dấu vết phun xăm mà còn trở nên khô và cứng. Thậm chí, có không ít trường hợp đôi môi không thể lên màu trong các lần phun xăm sau, làm mất đi sự hài hòa và thẩm mỹ cho gương mặt.
Khó hồi phục lại hiện trạng ban đầu
Thông thường, trong khoảng vài tháng sau khi phun môi, chị em có thể lựa chọn tẩy đi để đưa môi trở lại trạng thái và màu sắc ban đầu mà không gây ảnh hưởng nhiều đến da môi. Tuy nhiên, việc này sẽ trở nên cực kỳ khó khăn nếu đôi môi đã trải qua quá nhiều lần phun xăm. Ngay cả khi sử dụng các phương pháp tẩy màu hiện đại nhất, kết quả cũng không thể đảm bảo hiệu quả.
Không thể áp dụng thêm biện pháp làm đẹp môi khác
Một đôi môi liên tục phải chịu tác động bởi các dụng cụ phun xăm chắc chắn sẽ không đủ sức khỏe để đáp ứng các phương pháp làm đẹp môi khác như nâng môi, xăm viền môi, tiêm filler môi, hoặc phục hồi môi.
Để thực hiện các dịch vụ này, một đôi môi mới phun xăm hoặc đôi môi phun xăm quá nhiều lần sẽ cần phải chờ một khoảng thời gian nhất định để hồi phục trước khi có thêm bất phương pháp xâm lấn nào khác. Do đó, nếu không muốn bỏ lỡ các cơ hội làm đẹp môi khác, hãy cân nhắc thật kỹ việc có nên phun môi nhiều lần không nhé!
Dặm môi khác gì với phun môi lại?
Thay vì phun môi lại nhiều lần, dặm lại môi cũng là phương pháp được nhiều chị em áp dụng. Với mục đích cải thiện những lỗi của phun môi lần đầu, dặm lại môi cũng thuộc hình thức phun môi vì cơ bản cách thực hiện không khác nhau, Tuy nhiên, không phải ai sau khi phun môi cũng cần dặm lại, trừ những trường hợp sau:
- Môi không lên màu, thậm chí đã phun xăm được vài tháng.
- Màu môi lên quá nhạt, không đều và bị loang lổ.
- Môi lên không ưng ý, thâm và khô.
- Môi bị mất màu quá nhanh.
Tuy nhiên, muốn dặm lại môi cũng cần phải có thời gian để hồi phục. Theo nguyên tắc các chuyên viên sẽ thực hiện dặm lại môi sau khoảng 3 tháng phun. Do thông thường sau phun khoảng 2 tháng môi sẽ lên màu chuẩn và đẹp. Và sau 3 tháng, môi chắc chắn đã khỏe, việc dặm lại sẽ không gây tổn thương nhiều và ít đau hơn. Đây cũng là khoảng thời gian lý tưởng để đôi môi đã hoàn toàn hồi phục và ổn định lớp da mới.
Muốn dặm môi lại, bạn cũng cần được thăm khám tình trạng môi trước. Việc thực hiện dặm lại quá sớm thường sẽ gây đau đớn và khó chịu. Đôi môi cũng dễ bị tổn thương và gặp những biến chứng gây mất thẩm mỹ trầm trọng. Do đó, khi không thực sự cần thiết, tốt nhất là không nên phun môi quá nhiều lần trong một khoảng thời gian ngắn.
Cách chăm sóc môi sau khi thực hiện dặm lại
Chị em cũng cần lưu ý chế độ chăm sóc môi sau khi dặm lại. Dưới đây là những gạch đầu dòng quan trọng cần nhớ:
- Để môi tự bong hết vảy, không dùng tay sờ chạm hoặc tự ý cạy vảy môi.
- Tuân thủ chỉ định sử dụng thuốc của chuyên viên.
- Làm sạch môi và răng miệng với nước muối sinh lý mỗi ngày. Trong 3-5 ngày đầu sau phun cần tránh đánh răng để hạn chế môi tiếp xúc với nước.
- Thực hiện chườm ấm và chườm mát từ 3 – 5 ngày để giúp môi giảm viêm và tiêu sưng. Chú ý lót khăn dưới túi chườm để thấm nước và tránh bỏng nhiệt.
- Hạn chế tô son, cười lớn, hôn môi, cắn môi, liếm môi, vận động quá mức làm chảy mồ hôi vào vùng môi.
- Khi ngủ, tránh nằm úp mặt xuống gối hoặc nghiêng người đè ép môi.
- Sử dụng khẩu trang để bảo vệ môi khỏi tiếp xúc với ánh nắng và bụi bẩn khi ra ngoài.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, có thể bổ sung nước ép hoa quả, sữa và các sản phẩm từ sữa.
- Ăn nhiều thịt nạc vai heo, cải bắp, rau chân vịt, cải xoăn, đậu phụ, ngũ cốc, dứa, táo, cam, lựu, bơ… có lợi cho quá trình phục hồi môi.
- Kiêng ăn thịt bò, trứng, ngan, gà, vịt, hải sản, xôi nếp, rau muống… vì chúng kích thích tạo sẹo và tăng sắc tố môi.
- Tránh uống bia rượu và sử dụng các chất kích thích để tránh nguy cơ viêm nhiễm.
- Tái khám đúng lịch hẹn với chuyên viên.
Việc phun môi nhiều lần có thể mang lại hiệu quả thẩm mỹ như mong muốn, nhưng cũng cần phải lưu ý đến những rủi ro tiềm ẩn và chăm sóc đúng cách. Nếu thực hiện tại các cơ sở uy tín và tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc sau phun, bạn có thể giảm thiểu các tác động tiêu cực và duy trì được đôi môi đẹp.